Tìm hiểu quy trình chế tác chuông bát bằng đồng
Ý nghĩa và cách sử dụng chuông bát bằng đồng
Chuông bát được sử dụng chủ yếu khi làm lễ, tụng niệm. Tiếng chuông bát như là những hiệu lệnh của sư thầy, được sử dụng trước khi tụng kinh hoặc báo hiệu đoạn kinh, câu niệm Phật sắp đi tới hồi kết. Điều này khiến cho cho buổi lễ được diễn ra nhịp nhàng, giúp các phật tử tập trung, mọi người dễ hòa hợp, hướng tới nhất tâm. Đồng thời, tiếng chuông thanh thoát, khoáng đạt, giúp người nghe quên đi được những ưu phiền, mệt mỏi của cuộc sống, xua đuổi tà ma hoặc giác ngộ quay về với cái thiện.
Quy trình chế tác chuông bát bằng đồng
Chuông bát bằng đồng là loại chuông có kích thước vừa hoặc nhỏ. Đôi khi cũng có những loại chuông cỡ lớn được sử dụng trong các chùa.
Chuông bát bằng đồng cũng được hoàn thiện dựa trên 2 tiến trình sản xuất chính đó là đúc thủ công hoặc đúc máy.
Đối với các loại chuông đúc máy:
Thường được đúc từ nguyên liệu đồng vàng pha với thiếc. Được máy móc đúc hoàn thiện. Trên quy trình sản xuất hàng loạt.Sản phẩm có kích thước từ vừa tới nhỏ hoặc rất nhỏ (bé nhất có đường kính chỉ 7cm).
Đối với các loại chuông bát đúc thủ công:
Được các nghệ nhân trực tiếp đúc. Nguyên liệu sử dụng là đồng đỏ hoặc đồng vàng (ít sử dụng) pha với thiếc. Quy trình đúc chuông bát trải qua 4 công đoạn cơ bản như sau:
- Tạo khuôn
- Nấu đồng
- Rót Đồng
- Sửa nguội và hoàn thiện
Đặc điểm chuông bát bằng đồng
Sản phẩm chuông bát được chia làm 3 phần như sau:
- Chuông: Dạng bát tròn với bề mặt được khắc chữ, được mài dũa phẳng.
- Dùi chuông: Được làm từ gỗ bọc lớp nhựa đỏ mỏng bên ngoài
- Đế đệm: Mềm, rộng hơn đường kính chuông. Trung tâm được làm rỗng hoặc lõm để giữ chuông cân bằng khi đặt lên.
Cách thức thỉnh chuông gia trì tại gia
Chuông gia trì thường đặt song song với mõ trước điện thờ Phật
Sau khi bàn thờ đã sắp sếp chỉnh chu về đồ thờ cúng như vật lễ, nhang, đèn, người thỉnh chuông sẽ thỉnh 6 tiếng chuông có nghĩa là giữ 6 căn thanh tịnh để vào thời khóa tụng kinh. Mỗi lần lễ xá thỉnh một tiếng chuông, khi lễ lạy xuống thỉnh một tiếng chuông và khi trán chạm nền chánh điện thì dùng dùi gõ vào vành chuông rồi giữ dùi chuông lại trên vành chuông, như thế âm thanh của chuông sẽ không vang ra
Sau đó đứng dậy đảnh lễ, bắt đầu vào chuông mõ như sau: Chuông thỉnh trước, sau khi chuông dứt: 4 tiếng rời, tiếp theo 2 tiếng liền nhau, cuối cùng một tiếng rời ra.
Sau đó chuông mõ hòa vào nhau như sau: Chuông thỉnh 1 tiếng rồi mõ thỉnh 1 tiếng, chuông đủ 3 tiếng ngưng chờ, mõ đánh thêm tiếng thứ 4, tiếng thứ 5 và 6 liền nhau, rồi chuông dừng cùng lúc với tiếng mõ thứ 7.
Tại sao nên lựa chọn chuông bát tại Đồ đồng Bảo Khang
– Với đặc thù sản xuất trực tiếp, giao hàng tận tay, không qua bất cứ khâu trung gian nào nên giá thành sản phẩm vô cùng hợp lý.
– Tại Đồ đồng Bảo Khang, chúng tôi áp dụng chính sách bảo hành 10 năm đối với mọi sản phẩm cao cấp, bảo hành ít nhất 5 năm đối với các sản phẩm nằm trong phân khúc giá rẻ, bảo hành trọn đời đối với các loại sản phẩm mạ vàng 24K, dát vàng 9999.
– Giao hàng nhanh nhất, miễn phí giao hàng tại Hà Nội và Bắc Ninh.
Bài viết khác
- Bí quyết chọn bộ ngũ sự phù hợp cho gia đình bạn(10/07/2024)
- Trống đồng – Biểu tượng cho uy quyền lịch sử và thiêng liêng(06/07/2024)
- Thi công lắp đặt tranh trống đồng Bản đồ đồng vàng gò thủ công tại Yên Khánh, Ninh Bình(25/06/2024)
- Bật mí cách treo cuốn thư câu đối trong không gian thờ tự(18/06/2024)
- Địa chỉ mua mặt trống đồng đông sơn đúc thủ công bằng đồng đỏ(12/06/2024)
- Bật mí cách bày trí đôi đèn thờ bằng đồng(15/05/2024)
- Địa chỉ mua mâm bồng bằng đồng đẹp, chất lượng tại Hà Nội(15/05/2024)
- Tại sao nên lựa chọn đỉnh đồng tại Đồ đồng Bảo Khang?(15/05/2024)
- Bật mí những lưu ý khi chọn mua tượng đồng Bác Hồ(15/05/2024)
- Phân loại đồ đồng thờ cúng tại Đồ đồng Bảo Khang(15/05/2024)